Tải Ebook Đại Cương Kinh Lăng Nghiêm PDF Epub
Nếu có điều kiện xin quý bạn đọc hãy mua sách gốc ủng hộ tác giả
Tải file PDFTải file EpubXem sách gốcSách Đại Cương Kinh Lăng Nghiêm PDF Epub
Giữa cơn nắng hạn mà gặp mưa rào, đang lúc loạn ly, lòng người đau khổ, mà được cam-lồ pháp –vị làm cho tâm-hồn người bớt sự khổ đau, thì có may mắn gì hơn.
Chúng tôi là cư sĩ của Phật Học Dường Nam Việt tại chùa Ấn Quang, không biết có phúc duyên gì, mặc dù sanh trong đời mạt pháp, mà vẫn gặp Chánh pháp của Phật Đà. Trên ba năm nay, chúng tôi thường đến Phật Học Đường Nam Việt học hỏi về giáo lý với quý vị Pháp sư. Càng học thấy càng hay, như người ăn mía : càng nhai lại càng ngọt. Say sưa với đạo vị, mà quên bớt những sự đau khổ giữa lúc loạn ly.
Càng học lại thấy giáo lý càng cao thâm. Quý hóa thay ! Năm nay chúng tôi được ngài Thích Thiện Hoa, Trưởng ban Hoằng pháp Phật giáo Nam Việt, kiêm Đốc giáo Phật học đường Nam Việt, ban cho một vật báu vô gía : Giảng về đại cương kinh Lăng Nghiêm. Hay làm sao và thú vị làm sao ! Chúng tôi không thể miêu tả ra hết được.
Chúng tôi thường nghe nói : Kinh Lăng Nghiêm là một bộ kinh Đại Thặng, vừa quý giá nhất, mà cũng vừa cao siêu nhất. Trước đây thỉnh thoảng chúng tôi cũng có thỉnh những bản của các nhà dịch khác để xem, nhưng khó hiểu quá ! Vì ngoài cái khó về văn chương và danh từ triếy lý chuyên môn, lại còn nghĩa lý rộng sâu như biển, thật khó nắm lấy được đại cương.
Hôm nay được nghe giảng đại cương, thật chẳng khác nào bầu thế giới bao la, mà được thâu vào một bản đồ nhỏ hẹp, thật dễ nhìn xem.
Thường được nghe lời Phật dạy : “Mình chưa được độ mà muốn độ người, đó là tâm Bồ tát ; mình đã được giác ngộ, rồi đem ra khai sáng cho người là hạnh của Như Lai”, chúng tôi tự nghĩ rằng “Mình đã là con Phật phải học theo hạnh Bồ tát : mỗi khi được điều lợi ích gì thì đều phải chia sớt cho mọi người”.
Nghĩ thế, nên chúng tôi yêu cầu Thầy Đốc giáo Phật Học Đường Nam Việt, viết lại thành bài và chung cùng nhau in ra phát hành; trong số đó, có ấn tống 1.000 quyển (khi in lần thứ nhất).
Như thế, trước để đền đáp hồng ân của Tam bảo, và công trình giáo huấn của chư Tăng, sau mong cho mỗi người đọc hiểu, đều ngộ được Chân Tâm của mình, cùng chúng tôi đồng tu đồng chứng.
Mong thay ! và vui lắm thay !
Cholon, ngày 15 tháng 1 năm Ất Mùi (1955)
T.M. Cư sĩ Phật Học Đường Nam Việt
Phật tử Minh Phúc.
---o0o---
Người đến đô thành lạ, nếu chẳng có bản đồ, thì không sao khỏi lầm đường lạc nẻo. Người đi trong biển khơi diệu vợi, sóng dồi gió dập, lênh đênh giữa biển, nếu không có kim chỉ nam, thì không dễ gì vượt qua mấy vạn trùng dương, trở về xứ sở. Người đi đánh giặc, nếu không đọc binh thơ đồ trận, không hiểu chiến thuật chiến lược, thì không sao thắng được giặc, đem trở lại trật tự an ninh cho nước nhà, và giữ gìn non sông cẩm tú. Kẻ làm thợ nếu chẳng có mực thước, thì không sao làm thành những món đồ có giá trị.
Người tu hành cũng thế : nếu không hiểu lối thẳng, khúc quanh, chỗ đèo ải gay go, nơi hầm hố nguy hiểm trong đường lối tu hành, lớp lang chứng đạo, thì không sao khỏi lạc vào nẻo tà, sa nơi ác đạo.
Kinh Lăng Nghiêm là một bộ kinh quý báu vô cùng, chỉ đường lối tu hành một cách rành mạch, nào là : Giáo, lý, hạnh, quả đều rõ ràng. Người tu phải trải qua bao nhiêu địa vị, trong khi tu gặp những điều nguy hiểm như thế nào, và phải làm sao mới tránh khỏi những điều nguy hiểm ấy, thì trong kinh Lăng Nghiêm này Phật dạy hết sức rành rẽ.
Nói đến kinh Lăng Nghiêm, hàng Phật tử ai lại chẳng nghe tiếng là một bộ kinh Đại Thặng, vừa hay nhất, mà cũng vừa quý nhất. Người tu hành hiểu được kinh Lăng Nghiêm, chẳng khác nào người bộ hành có bản đồ, kẻ thủy thủ có kim chỉ nam, người thợ có dây mực, kẻ chiến sĩ có binh thư đồ trận.
Vì kinh Lăng Nghiêm quý giá như thế, nên thủa xưa các vị vua Ấn Độ cho là một quốc bảo, giữ gìn nghiêm nhặt không cho truyền bá ra ngoài. Trong lúc ấy, bên Tàu, có ngài Thiên Thai Trí Giả đại sư, được nghe kinh Lăng Nghiêm quý báu như vậy, nên mỗi ngày hai lần sớm chiều xây mặt về phía Tây (Ấn Độ) quì lạy cầu khẩn cho kinh Lăng Nghiêm được sớm truyền bá qua Tàu, để lợi ích quần sanh.
Cách 100 năm sau, có ngài Bát Thích Mật Đế, người ở Ấn Độ, đã nhiều lần tìm cách đem kinh Lăng Nghiêm đến truyền bá tại Trung Hoa, nhưng không kết quả, vì luật nước nghiêm cấm, kiểm soát rất chặt chẽ.
Đến lần cuối cùng, Ngài viết kinh trong miếng lụa mỏng, rồi cuốn lại, xẻ bắp thịt vế nhét vào, băng lại làm như người có ghẻ, mới đem được ra khỏi nước. Chúng ta cũng nên nhớ tưởng lại cái công “vị pháp vong xu” của ngài Bát Thích Mật Đế. Thử nghĩ : một cây cỏ cắt vào da còn đau; một mụt ghẻ con còn biết nhức, huống chi xẻ một đường dài nơi bắp thịt, nhét cho được một cuốn lụa nhỏ (nhỏ nhất cũng bằng ngón tay cái, và dài hơn một tấc) trải qua bao nhiêu ngày, từ Ấn Độ sang đến Trung Hoa. Nếu không may bị tiết lộ, thì phải tử hình. Như thế, chúng ta đủ thấy sự quí báu của kinh Lăng Nghiêm biết là dường nào ! Tâm vì đạo quên mình của Bồ tát Bát Thích Mật Đế đáng cho chúng ta trọn đời bái phục.
Khi ngài Bát Thích Mật Đế đem kinh Lăng Nghiêm này qua Tàu, đến đất Nam Thuyên, gặp quan Thừa tướng tên Phòng Dung, là bực bác học uyên thâm, lại có lòng mộ Phật nên ngài trình bày với Thừa tướng, giá trị của kinh Lăng Nghiêm mà ngài đã hy sinh mang đến.
Quan Thừa tướng Phòng Dung nghe rồi hết sức mừng rỡ, cho là đặng một vật báu chưa từng có. Nhưng khi đem cuốn lụa ra thì bị máu mủ bám vào lâu ngày , nên mất cả chữ nghĩa.
Một người có công lớn trong việc này, là bà phu nhân của Thừa tướng Phòng Dung. Bà đem cuốn lụa ấy nấu với một chất thuốc hóa học, những máu mủ đều theo nước mà tan đi, chỉ lưu lại các nét mực, nên còn thấy để phiên dịch.
Quan Thừa tướng thỉnh ngài Bát Thích Mật Đế dịch chữ Phạn ra chữ Tàu. Ngài Di Già Thích Ca dịch từ ngữ, còn quan Thừa tướng nhuận sắc. Nên Kinh Lăng Nghiêm chẳng những nghĩa lý rất hay, mà văn chương cũng là tuyệt diệu. Từ xưa các học giả không những trong đạo Phật, mà cả đạo Nho, các đại gia văn chương một phen xem đến kinh Lăng Nghiêm đều kính phục và vô cùng khen ngợi cái nghĩa lý cao siêu, và văn chương tuyệt diệu của kinh.
Mời các bạn đón đọc Đại Cương Kinh Lăng Nghiêm của tác giả Thích Thiện Hoa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét