Tải Ebook Con Đường Mây Trắng PDF Epub
Nếu có điều kiện xin quý bạn đọc hãy mua sách gốc ủng hộ tác giả
Tải file PDFTải file EpubXem sách gốcSách Con Đường Mây Trắng PDF Epub
Nguyễn Tường Bách dịch
Bản dịch khác: Đường Mây Qua Xứ Tuyết (Nguyên Phong dịch)
Con đường mây trắng là cuốn sách nổi tiếng nhất trong số hơn mười cuốn của bà Alexandra David Neel và ông Anagarika Govinda, hai người Tây phương đã sống nhiều năm ở Tây Tạng, tu tập thiền định và đi khắp nơi trong xứ sở huyền bí này hơn bất cứ người nước ngoài nào khác. Có thể nói, họ hiểu Tây Tạng với tất cả những khía cạnh tâm linh, tâm lý, địa lý nhiều hơn cả phần đông người Tây Tạng.
Vì sao Tây Tạng được cả thế giới quan tâm sâu sắc đến thế? Nơi đây chỉ có một câu trả lời duy nhất: Tây Tạng đã thành biểu tượng cho tất cả những gì mà nhân lại đã mất và đang có nguy cơ vĩnh viễn bị huỷ diệt.
Với tập sách này, sẽ có nhiều lúc ta cảm nhận được Pháp Phật đang hiện diện nơi đây, dưới hình thức của cái đẹp bí ẩn, tinh tế và hài hoà của những từ và ngữ. Govinda đã mang bầu không khí linh thiêng, kỳ lạ nơi Tây Tạng, xứ sở của thánh thần, đến với chúng ta. Để nhiều năm nữa có trôi qua, những thánh tích hoang phế có bị chôn vùi, thì kẻ hành hương thiếu may mắn có thể từ tập sách này mà hiểu được rằng: thứ bị huỷ diệt chỉ là dạng hình vật chất, còn tinh thần ẩn sau những phiến đá đổ nát là thường hằng. Pháp Phật mãi mãi còn đó và sẽ thông qua những dạng hình khác, như một bức tranh, một cuốn sách… mà tới với thế gian.
***
Trong thế kỷ XX, phương Tây có hai người tìm hiểu đất nước Tây Tạng rất sâu sắc, đó là bà Alexandra David Néel và ông Anagarika Govinda. Cả hai vị này đã từng sống nhiều năm tại Tây Tạng, từng tu tập thiền định và đi khắp nơi trong xứ sở huyền bí này hơn bất cứ người nước ngoài nào khác. Có thể nói họ hiểu Tây Tạng với bất tất cả những khía cạnh tâm linh, tâm lý, địa lý nhiều hơn cả phần đông người Tây Tạng.
Hai vị này đều đã qua đời nhưng họ đã để lại cho thế giới vô số sách vở về kinh nghiệm suy niệm của họ tại Tây Tạng ngày nay vẫn còn được đánh giá cao nhất và hậu thế có lẽ cũng sẽ khó có ai vượt qua được tầm nhìn và kinh nghiệm nội tâm của họ. Điều này thật ra không phải đáng ngạc nhiên, nếu ta biết rằng hai vị này không phải là khách hành hương bình thường, mà họ đã thực sự độc cư tu tập trên các vùng núi non hẻo lánh của Himalaya. Vì lẽ đó mà những gì họ viết ra không phải chỉ là những nhận xét bằng con mắt thường tình của một lữ khách, mà là những khám phá và sáng tạo tâm linh ở xứ sở gió tuyết này.
Trong khoảng hơn mười cuốn sách của họ thì cuốn Der weg der weissen wolken (Con đường mây trắng) của Govinda là nổi tiếng hơn cả. Nó là cuốn sách được nhắc nhở, được tham cứu, được tìm đọc nhiều nhất khi nói về Tây Tạng dưới ngòi bút của một người phương Tây.
Govinda người Bolivia gốc Đức, nhưng sách ông viết thường bằng Anh ngữ. Đặc biệt cuốn sách này được ông viết thành hai bản Anh ngữ và Đức ngữ. Bản Đức ngữ là bản cuối cùng, được sửa chữa và vì thế qui mô, đầy đủ và chính xác hơn bản Anh ngữ. Ai đã từng đọc Govinda đều biết văn của ông hùng biện súc tích, nhiều hình ảnh, nhiều tầng lớp và vì thế người dịch thường gặp nhiều khó khăn để hiểu hết ý ông
Là một người phương Tây với tính sắc sảo của óc lý luận phân tích sẵn có, pha lẫn sự huyền bí của một quá trình chứng thực tâm linh bằng trực giác, Govinda là một con người kỳ lạ và điều đó phản ánh rõ nét trong cuốn sách này. Vì những lẽ đó, đọc cuốn sách này, phần nào ta cảm nhận được sự tổng hợp giữa hai cực lý luận và trực giác trong tâm thức con người phương Đông.
Mặc dù người dịch đã cố gắng hết sức trong khả năng của mình, nhưng chắc chắn bản dịch này không thể tránh khỏi thiếu sót. Người dịch mong nhận được sự góp ý chỉ dẫn của tất cả mọi người đọc để bản dịch được hoàn chỉnh hơn.
Nguyễn Tường Bách
***
Lama Anagarika Govinda tên thật là Ernst Lothar Hoffman, Sinh: 17 tháng 5, 1898, Waldheim, Mittelsachsen, Đức. Ông là nhà nghiên cứu triết học, tu sĩ Phật giáo, họa sĩ và giáo sư Phật học người Đức. Vào năm 1928–1930, ông đến Sri Lanka xuất gia với Đại đức Nyantiloka Mahathera. Ông là một học giả uyên thâm về Pāli, với mười hai cuốn sách viết về Phật giáo Nam Tông. Ông còn là một thành viên trong Ban Quản trị Hội Phật giáo Thế giới.
Năm 1947, ông qua Tây Tạng rồi có duyên được Lạt Ma Ngaxvang Kalzang (Tomo Geshe Rinpoche) nhận làm đệ tử. Ông đã du lịch khắp xứ này, tiếp xúc với nhiều tu sĩ, thăm viếng nhiều ngôi chùa cổ hẻo lánh và ghi nhận những điều mắt thấy tai nghe vào cuốn du ký The Way of The White Clouds - Đường mây qua xứ tuyết. Ông còn viết thêm nhiều sách biên khảo về Tây Tạng, đáng kể nhất là hai cuốn The Psychological Attitude of Early Buddhist Philosophy (Thái độ tâm lý trong triết học Phật giáo nguyên thủy) và The Foundations of Tibetian Mysticism (Nền tảng Mật giáo Tây Tạng). Ông qua đời năm 1985.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét