Tải Ebook Ngôn Ngữ và Ý Thức PDF Epub
Nếu có điều kiện xin quý bạn đọc hãy mua sách gốc ủng hộ tác giả
Tải file PDFTải file EpubXem sách gốcSách Ngôn Ngữ và Ý Thức PDF Epub
Đây là bản in lần thứ ba được chờ đợi từ lâu về tuyển tập các bài viết của Chomsky về ngôn ngữ và ý thức. Sáu chương đầu, được công bố vào những năm 1960, tạo nền tảng cho lí thuyết ngôn ngữ. Lần in mới này bổ sung vào một chương nữa và một lời tựa mới, đưa cách tiếp cận có ảnh hưởng của Chomsky vào thế kỷ mới. Chương 1 - 6 trình bày công trình của Chomsky về bản chất và thụ đắc ngôn ngữ như là một hệ thống sinh học được thiên phú về di truyền (ngữ pháp phổ niệm), thông qua các quy tắc và nguyên tắc của nó chúng ta thụ đắc kiến thức nội hiện (I-language). Hơn 50 năm qua, khung lí thuyết này đã châm ngòi cho sự bùng nổ và nghiên cứu trong một phạm vị rộng lớn các ngôn ngữ, và đã thu được những vấn đề lí thuyết quan trọng. Chương cuối cùng trở lại những vấn đề chủ chốt, tổng quan lại cách tiếp cận "ngôn ngữ học sinh học" đã dẫn đường cho công trình của Chomsky từ những khởi nguồn của nó cho đến nay, đưa ra một số thách thức mới gây phấn khích cho việc nghiên cứu ngôn ngữ và ý thức.
NOAM CHOMSKY là Giáo sư Ngôn ngữ học ở Viện Công nghệ Massachusetts. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách : Những chân trời mới trong nghiên cứu ngôn ngữ và ý thức (New Horizons in the Studies of Language and Minds) (Cambridge University Press, 2000) và Về tự nhiên và ngôn ngữ (On Nature and Language) (Cambridge University Press, 2002).
Noam Chomsky được The New York Times bình chọn là tri thức gia quan trọng nhất hiện đang còn sống. Ông đã mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới về ngôn ngữ và theo ông, ngôn ngữ chính là một chiếc chìa khóa để mở ra cánh cửa đi tới bản chất con người. Ông không chỉ là một nhà ngôn ngữ học mà còn là một nhà phê bình chính trị, sử gia, triết gia đồng thời dấn thân vào hoạt động xã hội một cách chừng mực.
Bài phỏng vấn dưới đây được thực hiện bởi Wiktor Osiatynski vào năm 1984 về chủ đề Ngôn ngữ và Văn hóa. BookHunter xin giới thiệu với bạn đọc để chúng ta hiểu rõ thêm góc nhìn của Noam Chomsky về bản chất con người thông qua ngôn ngữ học.
***
Hỏi: Ngài đưa ra một cách tiếp cận nhân học đối với ngôn ngữ. Ngài cho rằng ngôn ngữ có thể góp phần giải mã các vẫn đề mang tính triết học trong tự nhiên lẫn văn hóa của nhân loại?
Chomsky: Tôi cảm thấy là sự tồn tại của loài người hay bất kỳ sinh vật phức tạp nào đều có một hệ thống các cấu trúc nhận thức, thứ phát triển theo theo sự phát triển về mặt thể chất. Nó thuộc về đặc điểm cơ bản bẩm sinh của chúng; hình thái sơ khai này được định hình bằng cấu trúc gen di truyền. Tất nhiên, chúng phát triển dưới những điều kiện môi trường riêng biệt, giả sử như một hình thái đặc trưng nhường chỗ cho một vài sự thay đổi. Phần lớn cái phân biệt giữa loài người với nhau là cách cư xử riêng rẽ mà trong đó phát triển hàng loạt các cấu trúc nhận thức được chia sẻ.
Có lẽ phần rắc rối nhất trong những cấu trúc này là ngôn ngữ. Trong nghiên cứu ngôn ngữ, chúng ta có thể khám phá ra rất nhiều thuộc tính cơ bản của cấu trúc nhận thức này, cơ cấu tổ chức, và cả các tố bẩm di truyền – nền tảng cho sự phát triển của nó.
Vậy nên về điểm này, ngôn ngữ học, trước nhất, đang cố gắng mô tả nét đặc trưng chính trong tổ chức nhận thức của con người. Và điều thứ hai, tôi nghĩ nó có thể cung cấp một hình mẫu có tính gợi ý cho việc nghiên cứu các hệ thống nhận thức khác. Đồng thời ghi nhập những hệ thống này là một khía cạnh tự nhiên của con người.
Hỏi: Ngôn ngữ, sau đó, là chìa khóa cho bản chất của loài người?
Chomsky: Tư tưởng khoa học phương Tây từ vài thế kỷ trước cho đến giờ có khuynh hướng giả sử rằng bản chất tự nhiên của con người bị giới hạn ở cấu trúc vật lý có thể nhìn thấy ngay tức thì của cơ thể. Và đối với những khía cạnh khác của bản chất con người, cụ thể là cử chỉ, lại không hề có các cấu trúc được xác định nhờ di truyền nào có thể so sánh được về bản chất phức tạp với các tổ chức vật lý có thể nhìn thấy được trực tiếp bên trong cơ thể. Vì vậy, cấu trúc vật lý của con người và cấu trúc trí năng nói chung được nghiên cứu theo những phương pháp khác nhau. Gỉa định rằng các cấu trúc vật lý đó được di truyền và các cấu trúc trí năng được học.
Tôi cho rằng giả định đó không chính xác. Không cấu trúc nào trong số đó học được cả. Tất cả chúng phát triển; chúng phát triển theo cách so sánh; các hình thái sau chót của chúng phụ thuộc nhiều vào các tố bẩm sinh di truyền. Nếu chúng ta hiểu được, nhưng chúng ta không làm được vậy, cơ sở vật chất của những cấu trúc này, tôi có hơi ngờ vực rằng chúng ta hẳn sẽ tìm thấy trong não bộ các cấu trúc tương tác xã hội, ngôn ngữ hoặc phân tích độc lập – sự nguyên vẹn của các hệ thống đã phát triển dựa trên nền tảng của một khả năng sinh học đặc biệt.
Hỏi: Ý ngài là toàn bộ hành vi của chúng ta đều do bẩm sinh mà có, được xác định bằng di truyền?
Chomsky: Không, nhưng các cấu trúc cơ bản cấu thành lên hành vi của chúng ta là bẩm sinh. Những chi tiết đặc trưng trong cách chúng phát triển sẽ phụ thuộc vào tương tác với môi trường.
Hỏi: Giả sử ngôn ngữ học có thể mô tả một cấu trúc như vậy, liệu có thể áp dụng những điều khám phá được cho toàn bộ các hoạt động trí não của chúng ta? Chúng ta chỉ suy nghĩ trong ngôn ngữ? Hay cũng tồn tại những thể thức phi ngôn ngữ của suy nghĩ?
Chomsky: Việc phân tích các cấu trúc ngôn ngữ có thể giúp hiểu về các cấu trúc trí năng khác. Hiện nay, tôi không nghĩ có bất cứ bằng chứng khoa học nào cho câu hỏi rằng chúng ta chỉ suy nghĩ thông qua ngôn ngữ hay không. Tuy nhiên, tự xem xét từ bản thân thì cũng đã chỉ ra khá rõ ràng rằng chúng ta không cần thiết suy nghĩ thông qua ngôn ngữ. Chúng ta cũng có thể suy nghĩ qua các hình ảnh nhìn thấy được, chúng ta suy nghĩ trong các tình huống cũng như các sự kiện, và nhiều nữa, nhiều trường hợp chúng ta không thể thể hiện được bằng từ ngữ cái chúng ta đang nghĩ trong đầu. Cho dù là chúng ta có khả năng thể hiện nó bằng từ ngữ, người ta nói về thứ gì đó theo thói quen thường thấy và sau đó nhận ra rằng nó không diễn đạt được ý của mình, nó là một cái gì đó khác.
Điều này có nghĩa là gì? Là có một dạng suy nghĩ phi ngôn ngữ đang diễn ra mà ở đó chúng ta cố trình bày bằng ngôn ngữ, để rồi đôi lúc chúng ta biết mình thất bại.
Hỏi: Tôi đã có lần đọc được là chúng ta suy nghĩ bằng ngôn ngữ nhưng lại “cảm thấy” nó phi ngôn ngữ.
Chomsky: Tôi biết điều đó không đúng với bản thân tôi, ít nhất nếu “ngôn ngữ” (trong trường hợp của tôi) quy vào tiếng Anh, và tôi giả sử rằng nó sai đối với những người khác. Tôi không nghĩ bạn sẽ gặp khó khăn gì để quyết định rằng bạn đang nghĩ về vài sự kiện rồi sau đó mường tượng nó xảy ra kèm với các hệ quả, và phân tích sáng suốt mà không thể phát biểu thành lời thật đầy đủ sự phức tạp của nó.
Hỏi: Ngài dùng cụm “phân tích sáng suốt.” Ngài tin rằng tất cả suy nghĩ của chúng ta đều sáng suốt và tuyến tính?
Chomsky: Tôi không nghĩ tất cả suy tư đều là một dạng cấu trúc sáng suốt. Nhưng tôi cũng không cho rằng nó đúng để định hình sự phân định sáng suốt – không sáng suốt với phân định ngôn ngữ – phi ngôn ngữ.
Hỏi: Vậy ngôn ngữ có thể không sáng suốt?
Chomsky: Đúng thế; vì vậy đó là hai chiều không tương quan với nhau. Đúng là ngôn ngữ ở trong một tuyến tính ý thức tuy nhiên điều đó cũng rõ ràng như không gian nhận thức là ba chiều.
Hỏi: Như tôi hiểu thì ngôn ngữ có một nền tảng sinh học bẩm sinh. Công dụng của nó, tất nhiên, là tính xã hội. Ngài nghĩ các chức năng xã hội của ngôn ngữ là gì? Trước nhất có phải là phương tiện giao tiếp?
Chomsky: Tôi nghĩ một khía cạnh rất quan trọng mà ngôn ngữ phải làm được là thiết lập các mối quan hệ xã hội và tương tác. Thường thì điều này được miêu tả như là giao tiếp. Nhưng tôi nghĩ, như thế rất sai lầm. Có một tầng hẹp của việc sử dụng ngôn ngữ mà ở đó bạn dự định giao tiếp. Sự giao tiếp dẫn đến cố gắng đưa người ta vào cùng một ý hiểu giống nhau. Và điều đó, chắc chắn, là một cách sử dụng ngôn ngữ đang được dùng trong xã hội. Tuy vậy, tôi không nghĩ chỉ có xã hội sử dụng ngôn ngữ. Cũng như ngôn ngữ chỉ được dùng có vậy trong xã hội. Ví dụ, ngôn ngữ có thể dùng để bộc lộ hoặc tường minh những suy nghĩ của một người ít quan tâm đến xã hội, nếu có.
Tôi nghĩ sử dụng ngôn ngữ bằng cách nào đó mang ý nghĩa rất quan trọng với các loài, bởi thiên tính sinh học của nó, tạo ra một loại không gian xã hội, để đặt chính nó vào những mối tương tác với những người khác. Nó không có tác dụng với sự giao tiếp ở trong một cảm quan chật hẹp; đó là, nó không tham gia vào sự truyền giao thông tin. Có nhiều thông tin được truyền giao nhưng lại không phải là truyền giao nội dung được nhắc tới. Rõ ràng không phải tranh cãi nhiều để biết về những cách sử dụng ngôn ngữ trong xã hội, để giao tiếp hoặc cho những mục đích khác. Nhưng ở hiện tại, không có gì nhiều trong cách nghiên cứu một giả thiết ngôn ngữ học, về giao sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp xã hội, theo như tôi biết.
Hỏi: Điều gì, sau đó, trong lĩnh vực ngôn ngữ học, là thành tựu vĩ đại nhất?
Chomsky: Tôi nghĩ công việc quan trọng nhất vẫn đang tiến hành là nghiên cứu các đặc trưng chung cũng như trừu tượng về cái mà đôi lúc được gọi là ngữ pháp phổ quát: những đặc tính chung của ngôn ngữ phản ánh một dạng nhu cầu sinh học hơn là nhu cầu logic; có nghĩa rằng, các đặc tính đó không cần thiết logic khi đặt trong một hệ thống nhưng ngôn ngữ của loài người lại cần phải có các đặc tính bất biến và được biết đến mà không cần đến sự học. Chúng ta biết những đặc tính này nhưng chúng ta không học chúng. Chúng ta chỉ đơn giản là dùng tri thức tự có của bản thân làm nền tảng cho sự học.
Hỏi: Chúng ta di truyền tri thức này?
Chomsky: Đúng, chúng ta được di truyền. Thực tế, thông qua ngữ pháp phổ quát, tôi có ý rằng hệ thống các quy tắc và cấu trúc là những điều kiện tiên quyết cho sự tiếp thu của ngôn ngữ, và để mọi ngôn ngữ nhất thiết đều tương thích.
Hỏi: Thế có nghĩa là nền tảng di truyền của ngôn ngữ là phổ quát?
Chomsky: Đúng thế. Nhưng chúng ta chỉ là một giống loài. Bạn có thể tưởng tượng ra một thế giới khác mà ở đó có một số lượng các loài sinh vật đã phát triển với các hệ thống ngôn ngữ được xác định theo di truyền. Không xảy ra tiến hóa. Cái đã xảy ra là một loài phát triển, và cấu trúc di truyền của loài này tham gia vào sự đa dạng của các quy phạm trừu tượng rắc rối trong tổ chức ngôn ngữ đó, do vậy, cần phải hạn chế mọi ngôn ngữ, và, thực tế, tạo ra nền tảng học ngôn ngữ như một cách trải nghiệm vẫn hơn là dùng việc học từ kinh nghiệm để cấu thành điều gì đó.
Hỏi: Vậy tri thức này cũng sẽ giúp ích cho việc hiểu về thiên tính của con người?
Chomsky: Đúng thế, theo hai hướng. Thứ nhất, tự thân nó là một phần của việc nghiên cứu trí tuệ con người, có lẽ là khía cạnh cốt lõi của thiên tính con người. Và thứ hai, tôi nghĩ, nó là khuôn mẫu tốt cho việc nghiên cứu những đặc trưng khác của con người, cái nên được các chuyên gia tâm lý xem xét theo phương pháp tương tự.
Hỏi: Ý của ngài là ngôn ngữ học đem lại lợi ích cho ngành tâm lý? Ngài có thể giải thích rõ hơn không?
Chomsky: Một thứ mà cả tôi và bạn đều biết là ngôn ngữ. Cái khác chúng ta cũng biết là cách các khác thể hành xử trong không gian cảm quan. Chúng ta có nguyên cả đống các cách hiểu phức tạp về bản chất của không gian thị giác. Phần nào của tâm lý học, và trong vài năm gần đây nữa, nên cố gắng tìm hiểu các quy tắc về cách chúng ta tổ chức không gian thị giác. Tôi sẽ nói rằng sự tương đồng này chính xác trong mọi phạm vi của ngôn ngữ học lẫn nhân học. Ví dụ thế này, để hiểu cách con người tổ chức các hệ thống xã hội, chúng ta phải tìm hiểu về những nguyên tắc mà chúng ta đặt ra để khiến một vài tầng lớp xã hội hiểu được.
Hỏi: Tôi hiểu là chúng ta đã có thể có một dạng ngữ pháp phổ quát của các hình thái phi ngôn ngữ trong hành vi ứng xử của con người . Nhưng nếu thế, như ngài nói, hành vi của chúng ta và ngôn ngữ đều bị định hình bởi các quy tắc chúng, tại sao và trên toàn thế giới thì chúng khác nhau nhiều chứ?
Chomsky: Tôi không nghĩ chúng khác nhau nhiều lắm. Tôi cho rằng cũng như sự tồn tại của con người, một cách khá tự nhiên chúng ta chứ cho rằng cái gì nằm trong sự tồn tại đó cũng đều giống nhau, và, sau đó, chúng ta chú ý đến cái gì khác biệt với mình. Điều đó tạo ra cảm giác hoàn hảo đối với sự tồn tại của chúng ta. Tôi cho là những con ếch không chú ý đến sự tồn tại của chúng. Chúng quan tâm đến cái khác. Điều một con ếch quan tâm là những khác biệt trong giống loài của mình. Từ góc nhìn của chúng ta, chúng giống nhau nhiều hoặc ít, còn từ góc nhìn của chúng thì tất cả hoàn toàn khác.
Tương tự vậy. Với mình, tất cả chúng ta rất khác biệt, ngôn ngữ của chúng ta khác nhau, và xã hội của chúng ta cũng thế. Nhưng nếu chúng ta có thể tự rút ra từ góc nhìn của mình và phần nào nhìn cuộc đời con người theo cách một nhà sinh vật học xem xét các loài sinh vật khác, tôi nghĩ chúng ta có thể nhìn nó theo cách khác đi. Hãy tưởng tượng một người quan sát công tâm đang xem xét chúng ta. Người này sẽ được đánh giá chính xác thông qua tính chất đồng nhất của các ngôn ngữ của con người, qua sự thay đổi nhỏ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, và bằng cách lưu ý tới những điểm giống nhau trong tất cả các ngôn ngữ. Tiếp đến, anh ta sẽ để ý rằng chúng ta không tập trung lắm vào điều đó bởi mục đích của cuộc đời con người là hết sức tự nhiên và chỉ cho rằng mọi thứ đều là bình thường. Chúng ta không quan tâm đến chính mình, tất cả chúng ta lại lo lắng về những điều khác biệt.
Hỏi: Người quan sát khách quan này sẽ có cùng cách nghĩ về các biểu tượng, ý tưởng, nhu cầu và giá trị của chúng ta chứ?
Chomsky: Tuyệt đối là vậy, tôi nghĩ thông qua sự đồng nhất giữa các tầng lớp của xã hội loài người trong mọi khía cạnh, anh ta sẽ bị thu hút. Hãy tưởng tượng một lần nữa, anh ta vẫn đang nhìn chúng ta mà không có bất kỳ định kiến nào. Tôi cho là anh sẽ lại chú ý đến thực tế, mặc dù sự tồn tại của con người có khả năng phát triển tri thức khoa học, nó hẳn là khả năng bị giới hạn bởi được thực hiện trong những phạm vi nhỏ hẹp và đặc biệt. Có những lĩnh vực to lớn, nơi suy nghĩ của con người dường như là không có khả năng được khoa học định hình, hoặc ít nhất là vẫn chưa làm được. Lại có những lĩnh vực khác – rất khác nữa, trong thực tế, một lĩnh vực duy nhất – mà ở đó chúng ta đã và đang chứng minh khả năng cho sự phát triển đúng đắn của khoa học.
Hỏi: Các lĩnh vực vật lý chăng?
Chomsky: Các lĩnh vực vật lý và những phần thuộc các lĩnh vực mở rộng của vật lý – hóa học, cấu trúc đại phân tử – đều nằm trong đó, có tiến bộ đáng kể. Ở nhiều lĩnh vực khác thì sự phát triển tri thức khoa học thực tế rất ít.
Hỏi: Không phải là do con người muốn tập kiểm soát thế giới vật lý đấy chứ?
Chomsky: Tôi không nghĩ thế. Ý tôi là nó hầu như phản ánh điều gì đó rất đặc biệt về đặc tính tư duy của chúng ta. Không có sức ép tiến hóa nào tạo ra được cho tư dụy khả năng định hình khoa học; nó chỉ xảy đến. Sức ép tiến hóa không giúp tăng khả năng giải quyết các vấn đề hay hình thành các ý tưởng khoa học mới mẻ. Vì thế, trong thực tế, các khả năng định hình khoa học được thể hiện vì những lý do khác, sẽ không quá ngạc nhiên nếu các cấu trúc khác thường đó phát triển và được chứng minh rằng đặt chúng đặc biệt hơn khi đặt trong tính bẩm sinh, nó cho thấy những ngẫu nhiên trong tiến hóa hoặc cách vận hành của quy luật vật lý.
Hỏi: Ý ngài là chúng ta có thể, nhờ vào ưu điểm mà nguồn gốc ngẫu nhiên của khoa học này đem lại, có khả năng phát triểu một vài quy luật khoa học và không có khả năng khác? Đồng thời chúng ta cũng không ý thức được điều đó?
Chomsky: Đúng vậy, giống cách chúng ta không ý thức về sự tồn tại của loài người, bởi chúng mặc nhiên cho rằng các cấu trúc tinh thần của bản thân là phổ quát. Tuy nhiên, tôi tin rằng một nhà sinh vật học nhìn từ ngoài vào sẽ thấy rất khác. Anh ta sẽ thấy, giống như cách xem xét các loài khác, chúng ta có một khoảng hẹp mà ở trong đó chúng ta vẫn tốt đẹp, nhưng nơi ấy cũng bị giới hạn. Và rằng, thực ra, những thành tựu chúng ta có thể có trong ấy lại gây ra sự thiếu thốn ở nhiều chỗ khác.
Điều kiện để xây dựng một học thuyết khoa học từ dữ liệu và có thể nhận ra rằng nó là học thuyết hợp lý, là cần có một số nguyên tắc giới hạn rõ ràng, thứ dẫn dắt bạn đi theo hướng nhất định cũng như ngăn bạn lạc sang hướng khác. Nếu không thì bạn sẽ chẳng có khoa học gì sất, chỉ đơn thuần chọn một giả thiết ngẫu nhiên nào đó. Rồi tiếp đến, những thiên tài có thể có nhiều cơ hội không bị giới hạn để phát triển theo một hướng, nhưng đồng thời thiên tài cũng sẽ không đi theo hướng khác được. Và hai điều cân nhắc đó có liên quan đến nhau. Rất nhiều đặc tính của tư duy con người đem đến một cơ hội lớn cho thiên tài trong vài lĩnh vực sẽ trở thành chướng ngại vật cho sự phát triển của những lĩnh vực khác, chính xác thì những đặt tính bộc lộ ở mỗi đứa trẻ nhằm cho phép có được một ngôn ngữ phức tạp và ngăn việc thu nhập các hệ thống ngôn ngữ tưởng tượng khác.
Hỏi: Ngài nghĩ những lĩnh vực nào sẽ trở lên lạc hậu nhất và bị sao nhãng?
Chomsky: Tôi nghĩ về cơ bản thì chũng ta chẳng có gì trong lĩnh vực ứng xử con người. Có thể đó chỉ là tình cảnh bỏ bê tạm thời. Nhưng cũng có thể là chúng ta chỉ đơn giản là không được trang bị theo cách thông minh để phát triển một học thuyết như vậy.
Hỏi: Ý ngài là chúng ta không chỉ không có công cụ để phát triển một học thuyết như vậy mà còn không có khả năng tạo ra công cụ cần thiết?
Chomsky: Đúng rồi, những công cụ thông minh. Tư duy của chúng ta đặc biệt phù hợp với việc phát triển các học thuyết cố định, và chúng ta có một ngành khoa học nếu các học thuyết tồn tại trong tư duy của mình diễn ra theo hướng gần với sự thật. À, không có lý do đặc biệt nào để tin rằng sự giao cắt giữa những học thuyết đúng đắn với các học thuyết, thứ dễ dàng đạt được trong tư duy, là có quy mô. Nó có thể không quá lớn.
Hỏi: Ít nhất chúng ta có thể biết nó rộng đến thế nào chứ?
Chomsky: Đó là một câu hỏi thuộc về sinh học, mối tương giao ấy to lớn ra sao. Và nếu con người được cấu thành giống như mọi loài thì chúng ta nên trông chờ, rằng có một vài lĩnh vực mà sự tiến bộ của khoa học là khả thi, còn những cái khác thì không.
Người dịch: Leica Green
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét